Cancel Preloader

HEALTH BEHAVIOR BLOG: Những thực phẩm gần gũi giúp phòng ngừa ung thư có thể bạn chưa biết (phần 1)

Chế độ dinh dưỡng luôn là thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mỗi người. Chúng ta hay lầm tưởng rằng phải sử dụng những thực phẩm đắt giá, quý hiếm mới có thể ngăn ngừa được ung thư và các căn bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những thực phẩm gần gũi trong thực đơn hàng ngày cũng đóng vai trò to lớn giúp chúng ta ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số thực phẩm và các mẹo nhỏ để các bạn có thể tham khảo cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Phải nếm vị đắng mà bệnh tật đem lại người ta mới biết được vị ngọt của việc khỏe mạnh.

9 loại thức ăn đáng lưu ý trong chế độ ăn của bạn để chống ung thư

1. Cà chua – thực phẩm ngăn ngừa ung thư tiềm năng


Trong cà chua có chứa lycopene – sắc tố tạo ra màu đỏ của quả, giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư (bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt) nhờ vào khả năng chống oxy hoá cao. Một vài nghiên cứu đã tìm ra rằng các sản phẩm từ cà chua đã qua chế biến, chẳng hạn như nước trái cây, bột nhão hoặc nước sốt cũng có tác dụng làm tăng khả năng chống ung thư hiệu quả. (1)

2. Tiêu thụ một lượng rượu “vừa đủ”


Rượu luôn là thức uống gây tranh cãi khi đứng giữa ranh giới tốt và hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, tiêu thụ đúng lượng rượu được khuyên dùng giúp hạn chế mắc các bệnh ung thư miệng, thanh quản, thực quản, cổ họng, vú, gan, trực tràng hoặc ruột kết. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên trao đổi với chuyên gia y tế về lượng rượu nên tiêu thụ. (2) Hiện tại, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nam giới nên uống không quá 2 ly/ngày và 1 ly/ngày đối với nữ giới.

3. Nho


Nho và nước ép nho, đặc biệt là các loại nho tím và đỏ, có chứa resveratrol – chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chất resveratrol trong nho đã ngăn chặn loại thiệt hại có thể kích hoạt tế bào ung thư. (1) Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng hiện nay chưa có đủ bằng chứng để nói rằng chỉ ăn, uống nước ép nho hay rượu vang (hoặc uống bổ sung) có thể ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư.
However, you should also note that there is currently not enough evidence to say that merely eating and drinking grape juice or wine (or taking supplements) can prevent or treat cancer.

4. Tỏi – gia vị nấu ăn kiêm thực phẩm tăng cường sức khoẻ


Tỏi chứa allicin, một hợp chất có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn nhiều tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt và đại trực tràng. (4)
2–5 gam (khoảng một tép) tỏi tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn tận dụng các đặc tính lợi hại của nó.

5. Trã Xanh


Một số nghiên cứu thí nghiệm đã phát hiện ra rằng trà xanh làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư trong các tế bào ruột kết, gan, vú và tuyến tiền liệt. Trà xanh cũng đem lại tác dụng tương tự đối với mô phổi và da. Mặt khác, trong một vài nghiên cứu dài hạn, trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư bàng quang, dạ dày và tuyến tụy. (1)

6. Bổ sung nguồn chất béo lành mạnh


Bạn nên tránh chất béo chuyển hóa hoặc dầu hydro hóa một phần có trong thực phẩm đóng gói và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế chất béo bão hòa từ thịt đỏ và sữa không quá 10% lượng calo hàng ngày của bạn. Thay vào đó, hãy lựa nhiều chất béo không bão hòa từ cá, dầu ô liu, các loại hạt và quả bơ. Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ và hạt lanh có thể chống lại chứng viêm và hỗ trợ sức khỏe của não và tim. (3)

7. Sử dụng thực phẩm giàu folate


Folate tự nhiên là một vitamin B quan trọng giúp bảo vệ chống lại các bệnh ung thư ruột kết, trực tràng và vú. Bạn có thể dễ dàng bổ sung Folate bằng ngũ cốc, sản phẩm từ lúa mì nguyên cám, một số loại nước ép như cam, dưa, dâu tây. Các nguồn folate tốt khác là măng tây và trứng, các loại đậu, hạt hướng dương và các loại rau lá xanh như rau chân vịt hoặc xà lách romaine. Bạn nên bổ sung folate từ trái câu, rau, và các sản phẩm ngũ cốc thay vì từ thuốc viên.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai nên bổ sung nhiều vitamin B để cung cấp đủ axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh. (1)

8. Kiểm soát lượng thịt đỏ, thịt chế biến sẵn trong khẩu phần ăn


Nếu bạn tiêu thụ khoảng 50 gram thịt chế biến sẵn hay 100 gram thịt đỏ mỗi ngày, ​​nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên 16% đối với thịt chế biến sẵn và 12% đối với thị đỏ². Điều này có thể là do chất bảo quản nitrat hoặc các chất khác được sử dụng trong quá trình chế biến thịt, mặc dù các yếu tố nguy cơ gây ung thư cũng tăng lên khi ăn thịt đỏ. Bạn nên hạn chế lượng thịt chế biến sẵn trong khẩu phần ăn mỗi ngày và bổ sung các nguồn protein tốt hơn từ động vật và thực vật như cá, thịt gà, trứng, các loại hạt và đậu nành, thay vì chỉ dựa vào thịt đỏ. (3)

9. Hạn chế đồ ăn nhanh

 

Thức ăn nhanh có xu hướng giàu năng lượng và thường được tiêu thụ theo khẩu phần lớn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn khác có nhiều chất béo không lành mạnh, tinh bột hoặc đường; hay chế độ ăn “kiểu phương Tây” (đặc trưng bởi lượng đường, thịt và chất béo bổ sung cao), dễ dẫn đến tình trạng tăng, thừa cân, béo phì, là nguy cơ của nhiều bệnh ung thư. (2) Vì vậy, dù chúng khá tiện lợi và ngon miệng, cải thiện tâm trạng của người tiêu dùng; hãy để ý đến khẩu phần ăn của mình nhé!

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Châu Anh